Lãi suất tiền gửi ngân hàng tuần qua tăng mạnh.

Lãi suất tiền gửi ngân hàng tuần qua tăng mạnh.

  • Mã sản phẩm: lshd
  • Tình trạng: Sẵn sàng cung cấp
  • Thương lượng

Trong tuần qua, NHNN tiếp tục giảm giá bán USD và đẩy mạnh hoạt động hút thanh khoản với quy mô lên tới gần 55.000 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm giá bán USD.

Sau khi giảm 10 đồng đối với giá bán USD từ ngày 11/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hạ thêm 10 đồng nữa xuống còn 24.850 đồng/USD trong phiên 18/11.


Giao dịch tại ngân hàng bưu điện Liên Việt Post Bank.

Trước đó, Nhà điều hành đã có tới 6 lần thực hiện nâng giá bán USD tại Sở Giao dịch, từ 23.050 lên 24.870 đồng/USD, tức tăng tổng cộng 1.720 đồng (tăng 7,4%).

Trong tuần qua, NHNN cũng giảm tỷ giá trung tâm 8 đồng xuống mức 23.675 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần được áp dụng là 22.491-24.859 đồng/USD.

Các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục niêm yết tỷ giá bán ở mức mấp mé, thậm chí kịch trần cho phép. Tại Vietcombank, giá mua – bán USD đang là 24.578-24.858 đồng/USD, BIDV niêm yết 24.618-24.858 đồng/USD, VietinBank là 24.644-24.859 đồng/USD.

World Bank: NHNN Việt Nam nên bán ngoại tệ sáng suốt để bảo tồn dự trữ ngoại hối.

Trong báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tiếp tục nâng lãi suất, cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam có thể cân nhắc cho phép tỷ giá linh hoạt hơn nữa, bao gồm cho phép tỷ giá tham chiếu tăng nhanh hơn. Biện pháp này có thể được bổ sung bằng cách tiếp tục sử dụng lãi suất tham chiếu, đặc biệt nếu tỷ giá tăng nhanh dẫn đến tăng lạm phát và làm cho kỳ vọng lạm phát gia tăng.

Tổ chức này cũng cho rằng, do áp lực tỷ giá kéo dài, biện pháp bán ngoại tệ trực tiếp nên được áp dụng sáng suốt để bảo tồn dự trữ ngoại hối. Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ lúc này trở nên hết sức quan trọng để đảm bảo giá cả ổn định trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước tăng tốc.

Trong khi đó, trong một báo cáo mới phát hành, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán ACBS ước tính, NHNN đã bán ra khoảng 22 tỷ USD vào năm 2022 từ dự trữ ngoại hối, tương đương 21% tổng dự trữ vào năm 2021, đưa dự trữ hiện tại ở mức ước tính 87 tỷ USD và đã giảm tỷ lệ nhập khẩu xuống còn khoảng 12 tuần. Dù vậy, các chuyên gia đánh giá Việt Nam vẫn duy trì trong ngưỡng an toàn.

Ngân hàng Nhà nước hút ròng gần 55.000 tỷ.

Tuần giao dịch vừa qua (14/11 - 18/11) ghi nhận hoạt động hút thanh khoản tương đối mạnh của NHNN. Cụ thể, cơ quan này đã hút ròng 54.611 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng qua cả kênh tín phiếu và mua kỳ hạn giấy tờ có giá, riêng qua kênh tín phiếu là 40.000 tỷ đồng.

Một điểm đáng chú ý là NHNN đã mở lại kênh hút thanh khoản qua phát hành tín phiếu sau gần 2 tuần tạm dừng. Đồng thời, tín phiếu phát hành lần này có kỳ hạn 28 ngày, dài hơn nhiều so với kỳ hạn 14 ngày và 7 ngày trong các đợt phát hành hồi tháng 10.

Mặt khác, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng trở lại sau khi liên tục giảm trong nửa đầu tháng 11.

Theo dữ liệu mới nhất được NHNN công bố, lãi suất vay mượn VND bình quân trên thị trường liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính và chiếm tới 90% tổng giá trị giao dịch) đã tăng lên 5,18% vào phiên 17/11 từ mức 4,63%/năm ghi nhận vào ngày 16/11 và 4,2%/năm trong ngày 15/11.

“Nới thêm room tín dụng ngân hàng cũng không có vốn để cho vay”.

Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế 2023 với chủ đề doanh nghiệp "vượt sóng", do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức chiều 17/11 ,TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho hay, hiện ngành ngân hàng cũng đang rất khó khăn trong đảm bảo an toàn vốn.

Nêu số liệu tín dụng 10 tháng đầu năm tăng trưởng 11,5% trong khi nguồn vốn chỉ tăng 4,8%, ông Hùng cho rằng, ngay cả khi NHNN có nới thêm room tín dụng thì ngân hàng thương mại cũng không đủ vốn để cho vay tiếp thêm.

Theo Hiệp hội, hiện nay, dư nợ cho vay và tổng huy động gần như tương đương nhau, các ngân hàng đang rất khó khăn trong hệ số an toàn vốn, tính chung cả ngành, dư nợ cho vay và tổng huy động gần như tương đương nhau.

Do đó, để đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thời gian tới, buộc ngân hàng phải tăng mạnh lãi suất huy động đầu vào. Điều này, có thể sẽ ảnh hưởng tới việc hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN.

Lãi suất huy động tiếp tục tăng.

Cuộc đua tăng lãi suất huy động chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi một loạt ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất trong tuần qua. Trong đó, có cả những ngân hàng lớn như VietinBank, VPBank, Techcombank,…

Thống kế của chúng tôi cho thấy đã có 14/35 ngân hàng được khảo sát niêm yết mức lãi suất cao nhất từ 9% trở lên. Nhìn chung, mức lãi suất này đang được áp dụng chủ yếu cho tiền gửi thuộc các kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên), hay trên kênh online và cùng với đó là có một số điều kiện khác đi kèm.


Ngân hàng bưu điện Liên Việt với lãi suất huy động tăng cao

Trong đó, MSB đứng đầu với lãi suất cao nhất lên đến 9,9%/năm. Mức lãi suất này được áp dụng cho khách hàng chưa có sổ tiết kiệm, tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại ngân hàng và gửi tiết kiệm online tối thiểu từ 1 triệu đồng theo hình thức "Lãi suất đặc biệt", kỳ hạn 24 tháng. Chương trình cũng giới hạn mỗi khách chỉ được mở 1 sổ tiết kiệm 1 lần, và số tiền tối đa mỗi khách hàng có thể tham gia là 5 tỷ đồng

Trong khi đó, SCB tiếp tục áp dụng mức lãi suất cao nhất là 9,75%/năm cho tất cả khoản tiền gửi cá nhân theo hình thức online tại các kỳ hạn 13, 15, 18, 24 và 36 tháng.

Cổ phiếu ngân hàng hồi phục về cuối tuần.

Sau khi giảm sâu trong 2 phiên giao dịch đầu tuần (14-15/11), cổ phiếu ngân hàng đã quay đầu hồi phục mạnh mẽ trong 3 phiên sau đó. Đóng cửa tuần, có 13/27 mã ngân hàng tăng giá so với cuối tuần trước.

Trong đó, mã ''xanh'' mạnh nhất là NVB của Ngân hàng Quốc dân (NCB), tăng tới 22%, với 2 phiên đứng giá tham chiếu và 3 phiên tăng giá. Các cổ phiếu tăng mạnh tiếp theo là STB (9,6%), OCB (7,9%), VIB (5,1%),…

Ngược lại, EIB là mã giảm mạnh nhất (-19,7%), với 4 phiên giảm kịch biên độ (14-17/11) và khối lượng chất sàn rất lớn. Phải đến chiều 17/11, hơn 50 triệu cp EIB mới được “giải cứu”, khớp lệnh trong những phút giao dịch cuối phiên.

Mặt khác, cổ phiếu ngành ngân hàng đã có một tuần giao dịch “bùng nổ” khi giá trị giao dịch khớp lệnh đạt hơn 13.000 tỷ đồng, tương đương bình quân 2.600 tỷ đồng/phiên. Có tới 5 mã có giá trị giao dịch đạt trên 1.000 tỷ, ngoài STB và EIB được nhắc đến ở trên còn có VPB (1.400 tỷ), CTG (1.300 tỷ), MBB (1.300 tỷ).

Viết đánh giá

Lưu ý: không hỗ trợ HTML!
    Tồi           Tốt
Mã Captcha